Menu

Tết truyền thống của người Trung Quốc không thể thiếu những món này?

Du lịch Trung Quốc - một quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và ẩm thực của quốc gia này cũng không nằm ngoài sự phát triển đó. Mỗi món ăn Trung Hoa không chỉ ngon miệng, đẹp mắt, bổ dưỡng mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy mà khi tìm hiểu chúng ta mới thấy thật sự ngỡ ngàng.
 
Hãy cùng Kim Liên Travel xem rằng những món ăn ngày Tết của người Trung Quốc ẩn chứa gì bạn nhé!
 
 
Những món ăn không thể thiếu trong Tết Âm lịch Trung Hoa

 

1. Khay mứt Tết

Khay mứt Tết Trung Quốc có lịch sử trên dưới 1000 năm. Cả khay mứt và những món ăn bên trong đều mang những ý nghĩa nhất định. Những chiếc khay có màu vàng hoặc đỏ biểu hiện cho sự hạnh phúc, đủ đầy và thường được chia 8 ngăn với số 8 là biểu tượng may mắn.
 
Khay mứt kẹp truyền thống Trung Quốc
Khay mứt kẹp truyền thống Trung Quốc
 
Người Trung đặt vào khay nhiều loại hạt, mứt, kẹo với mỗi ý nghĩa khác nhau và khá thú vị.
 
- Khay có những viên kẹo với ý nghĩa là vị ngọt của cuộc sống
- Mứt dừa đọc lái theo tiếng Quảng Đông là “Cháu trai” ý chỉ một gia đình vững, một gia đình lớn
- Bánh quy vừng khi ăn có tiếng giòn tan ý chỉ tiếng cười hạnh phúc.
- Mứt cà rốt đọc lái theo tiếng Quảng Đông giống từ “vàng” nên thể hiện mong muốn giàu có.
- Quả quất khi đọc từ "kim quất" trong tiếng Trung bao gồm ý nghĩa "vàng" và "may mắn, thịnh vượng.
- Ngó sen ẩn ý về một năm mới nhiều thành quả.
- Mứt hạt sen mang ý nghĩa gia đình sum vầy, con cháu đầy nhà.
- Giá trị dinh dưỡng cao nên lạc gắn với ý nghĩa "hạt của trường thọ".
- Dưa tây với hy vọng về khởi đầu và kết thúc một năm suôn sẻ, đặc biệt là trong kinh doanh.
- Hạt dưa chỉ sự giàu có, như một gia tài
- Mứt củ ấu ý nghĩa về sức sống và sự thịnh vượng vì củ ấu đọc giống từ "ngựa" và thường mang ý nghĩa như vậy
- Chocolate hình đồng tiền vàng: Món kẹo của phương Tây được bọc trong những chiếc vỏ màu vàng cũng là một món phổ biến trong khay bánh kẹo ngày Tết, với ý nghĩa về may mắn, thịnh vượng.
 

2. Sủi cảo

Sủi cảo có lịch sử hơn 1800 năm tức, do một người thầy thuốc ban đầu sáng tạo ra như một phương thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên sủi cảo nhanh chóng trở thành món ăn yêu thích của người Trung Quốc và đến nay sủi cảo đã nổi tiếng toàn thế giới, có nhiều loại nhân hấp dẫn khác nhau.
 
Bánh sủi cảo ăn ngày Tết
Bánh sủi cảo ăn ngày Tết
 
Ở Trung Quốc đây là món ăn truyền thống được chuẩn bị trước sau đó cả nhà quây quần ăn trong trong lúc giao thừa (thời gian từ 23h đến 1h). Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới được gọi là jiaozi trong tiếng Trung cổ, đồng âm với món sủi cảo. sau đó ăn vào đầu năm mới.
 
Sủi cảo với dáng dấp của nén vàng nén bạc thời xưa nên tượng trưng cho mong ước sự giàu có và sung túc của gia chủ.

 

3. Bánh tổ

Là một món ăn nổi tiếng nữa không thể vắng mặt trong dịp Tết của người Trung Quốc. Bánh tổ tiếng Trung là Nian Gao. “Gao” đọc giống từ “cao”, “Nian” giống từ “năm” nên Nian Gao mang đến ý nghĩa một năm mới mọi sự đều tốt đẹp hơn năm cũ. Món bánh này được làm từ gạo nếp xay kết hợp cùng đường, đậu đỏ tùy ý.
 
Bánh tổ Trung Quốc
Bánh tổ Trung Quốc
 

4. Cá

Từ cá là yú trong tiếng Trung đồng âm với từ “dư dả” nên mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới tốt lành, tấn tài tấn lộc. Người Trung Hoa thường sẽ ăn hai con cá, một vào đêm giao thừa và một vào ngày đầu năm mới để ước mong sự đầy đủ sẽ kéo dài “từ năm này qua năm khác”.
 
Trong cách ăn cũng có những lễ nghĩa nhất định, đầu con cá sẽ quay về hướng bậc cao tuổi, người vị thế cao nhất nhất trong nhà.
 
 
Có nhiều kiểu chế biến khác nhau song luôn để cả con
 

5. Bánh trôi

Bánh trôi có màu trắng từ bột nếp bên trong thường có mè đen, đậu xanh sau đó chan nước mật gừng nóng và thưởng thức. Người Trung Quốc ăn món này vào dịp Tết vì họ quan niệm nó tượng trưng cho sự đoàn tụ, đoàn viên, mãi mãi bên nhau.

/upload/image/du-lich-trung-quoc/am-thuc/tet-trung-quoc-co-mon-gi/banh-troi-tau.jpg
Bánh trôi "đoàn tụ"
 

6. Chả giò

Chả giò với nhân rau, thịt, tôm không chỉ có vị ngon mà lớp vỏ bên ngoài giòn rụm cũng là một món ăn rất ngon trong mâm cỗ truyền thống Tết Trung Hoa. Không chỉ vậy, màu vàng của lớp vỏ khiến những miếng chả giò như những thỏi vàng. Ở đây, gia chủ thể hiện mong muốn sung túc, của cải dồi dào.
 
Chả giò
Chả giò "vàng"
 
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm những hiểu biết thú vị về đất nước Trung Hoa và biết đâu sẽ đặt chân đến tận nơi, du lịch Trung Quốc để thưởng thức những món ăn này và cảm hết ý nghĩa của nó!
 
Dieu Linh / kimlientravel.com.vn - Ảnh: Internet
 
Các bài viết liên quan:
Các bài viết liên quan
Hotline: 0903 230 230
0903 230 230
Contact Me on Zalo