Menu

Tìm hiểu về nhà bảo tàng Tây An – Nơi lưu giữ chứng tích văn hóa hàng nghìn năm tuổi

Nhà bảo tàng Tây An là nơi mang dấu ấn lịch sử, văn hóa nổi tiếng thu hút du khách. Đến đây bạn không chỉ được ngắm nhìn một công trình kiến trúc mang tầm cỡ, mà còn có cơ hội khám phá hàng vạn di sản niên đại hàng nghìn năm từ thời Chu, Tần, Hán, Đường. Để tìm hiểu kỹ hơn về nơi này, đừng quên theo dõi nội dung ngay sau đây của Kim Lien Travel.

Tìm hiểu về nhà bảo tàng Tây An

Tìm hiểu về nhà bảo tàng Tây An

 

Nhà bảo tàng Tây An ở đâu?

Bảo tàng Tây An tọa lạc tại số 72 đường Hữu Nghị Tây (Youyi West), quận Beilin, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Công trình này có tổng diện tích khoảng 160.000 mét vuông trong đó diện tích xây dựng là 16.000 mét vuông. Đây là bảo tàng tích hợp di tích văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục xã hội.

Ngày 18/5/2007, bảo tàng Tây An chính thức mở cửa đón khách tham quan. Đến cuối năm 2019, Bảo tàng Tây An lưu giữ và trưng bày khoảng 111.928 hiện vật lịch sử quý giá. Vì vậy đây là nơi trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử Trung Hoa được nhiều du khách ghé thăm.

Kiến trúc tổng thể của bảo tàng Tây An

Kiến trúc tổng thể của bảo tàng Tây An

Kiến trúc tổng thể của bảo tàng Tây An

Kiến trúc bảo tàng bao gồm 3 phần: Bảo tàng, chứng tích của chùa Jian Fukuji, chùa Thiên Nga nhỏ. Tổng thể của công trình dựa trên ba lĩnh vực chức năng: Di tích văn hóa, du lịch, dịch vụ.

Bảo tàng

Tòa nhà chính của bảo tàng Tây An được thiết kế bởi chính kiến trúc sư Zhang Jinqiu – người tạo nên Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Với diện tích xây dựng hơn 16.000 mét vuông, trong đó hơn 5.000 mét vuông dành cho khu trưng bày, còn lại là khu lưu trữ di tích văn hóa và không gian sinh hoạt công cộng.

Hiện nay, bảo tàng đã thu thập khoảng 130.000 vật phẩm văn hóa từ các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt có hơn 14.400 hiện vật quý cấp quốc gia. Kèm theo nhiều đồ tạo tác đã khai quật từ thời Chu, Tần, Hán, Đường.

Bảo tàng Tây An

Bảo tàng Tây An

Những đồ vật được trưng bày tại Nhà bảo tàng Tây An có tính chất đại diện cao. Chúng là biểu tượng cho sự hưng thịnh của các triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Vì thế đến đây du khách có thể khám phá thêm nhiều điều về giá trị văn hóa, con người.

Chưa hết, bảo tàng ứng dụng công nghệ hiện đại như: Sách điện tử, trình diễn kỹ thuật số DMS,... Kết hợp giữa ảo và thực giúp di tích văn hóa trưng bày, triển lãm trở nên cuốn hút, hấp dẫn hơn.

 Tháp Thiên Nga nhỏ (小雁塔)

 Tháp Thiên Nga nhỏ chính thức mở cửa đón khách vào năm 1980. Công trình này tọa lạc ngay trong khuôn viên của bảo tàng Tây An, xây dựng vào năm thứ nhất của triều đại đầu tiên của nhà Đường (707). Nơi đây lưu trữ các kinh sách Phật giáo và hình ảnh Phật thần do vị cao tăng nổi tiếng Nghĩa Tịnh (Yijing) mang về từ Thiên Trúc.

Tháp Thiên Nga nhỏ

Tháp Thiên Nga nhỏ

Cấu trúc tháp giống như một ngôi chùa với mái hiên dày đặc, xây bằng gạch xanh. Ban đầu, tháp có 15 tầng, cao khoảng 45m, hiện nay chỉ còn 13 tầng. Nền của Tháp Thiên Nga nhỏ là nền gạch hình vuông. Dưới chân đế thiết kế một cung điện ngầm. Thân tháp làm theo kiến trúc đơn vách, bên trong rỗng, tường không cột, thân có mái hiên chồng lên nhau tạo thành hiệu ứng xếp tầng đẹp mắt.

Tháp bố trí 2 lối ra ở phía Bắc và Nam, cửa đá bằng xanh độc đáo. Khung cửa được bao phủ bởi những đường nét chạm khắc tinh xảo từ thời nhà Đường. Bên trong tháp được sắp xếp chiếc thang gỗ, có thể leo lên đỉnh tháp. Kết hợp khung cửa dạng vòm hình bán nguyệt ở mỗi tầng giúp không gian bên trong thoáng đãng.

 Chùa Kiến Phúc (Jian Fukuji - 荐福寺古建筑)

 Chùa Kiến Phúc

Chùa Kiến Phúc

Chùa Kiến Phúc (Jian Fukuji - 荐福寺古建筑) ban đầu được xây dng vào năm th nht ca Đường Văn Minh (684). Đây là ngôi chùa Hoàng đế Đường Du Tông tưởng nh, cu phúc sau cái chết ca cha mình Hoàng đế Đường Cao Tông. Ban đầu, chùa có tên Xianfu, sau đó Võ Tc Thiên đổi tên thành chùa Kiến Phúc vào năm Thiên Thọ thứ nhất.

Vào thời nhà Đường, nơi đây là địa điểm dịch kinh Phật quan trọng. Nơi này thu hút nhiều nhà sư lỗi lạc, trong đó có cao tăng Nghĩa Tịnh. Vào cuối thời Đường, khi chiến tranh nổ ra, ngôi chùa đã bị phá hủy.

Quần thể kiến trúc cổ hiện có của chùa Kiến Phúc được phục dựng lại vào thời nhà Minh, Thanh. Đến nay chùa còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa dân gian như tượng đá, cột ngựa. Từ thời Khang Hy nhà Thanh, chiếc chuông sắt đúc vào thời nhà Tấn đã chuyển tới đây.

Khám phá bộ sưu tập di tích văn hóa trưng bày tại Nhà bảo tàng Tây An

Khám phá bộ sưu tập di tích văn hóa trưng bày tại Nhà bảo tàng Tây An

Khám phá bộ sưu tập di tích văn hóa trưng bày tại Nhà bảo tàng Tây An

Không chỉ nổi bật với kiến trúc vượt thời gian, bộ sưu tập hiện vật tại Nhà bảo tàng Tây An cũng là điểm nhấn ấn tượng. Trong đó bao gồm: Vàng bạc, đồ gốm, thư pháp, tranh vẽ, con dấu, đồ sứ, ngọc bích, tượng Phật…. Bạn có thể tham khảo thêm một số vật phẩm mang tính đại diện đang được trưng bày ngay sau đây.

Tên hiện vật

Thông tin

️ Chủ quán đồng mạ vàng nhà Đường (鎏金铜铺首)

Đây là tàn tích Cung điện Đại Minh thời nhà Đường. Hiện vật được khai quật năm 1972 tại quận Tân Thành, thành phố Tây An. Các chi tiết, hoa văn trên mặt vật phẩm chạm khắc tinh xảo, thể hiện kỹ thuật, tay nghề cao.

⭐️ Gch rng hoa văn rng nhà Hán (龙纹空心砖)

Thân gạch có hình chữ nhật, bên trong rỗng. Bề mặt gạch khắc hình hai con rồng đang vờn mây và hình bi ngọc vẹn tròn. Tất cả tạo thành bức tranh “rồng uốn cong ngọc” vô cùng sống động, tự nhiên.

Trong văn hóa Trung Hoa, bi ngọc vô cùng ý nghĩa, được xếp vào một trong “lục vật tốt lành”. Trong sinh hoạt nghi lễ sau thời Chiến Quốc, bi ngọc thường dùng làm vật tế lễ cúng trời đất.

⭐️ Ống nước gốm nhà Tần (陶水管道)

Hiện vậy này khai quật năm 2006 tại địa điểm xây dựng số 5 Vườn Tần Thượng Lâm thời Chiến Quốc. Thời điểm đó, người ta phát hiện ra hai bộ ống thoát nước, mỗi bộ gồm ba ống nước bằng gốm hình trụ nối với nhau.

⭐️ Vọng lâu gốm tráng men (釉陶望楼)

Vọng lâu gốm tráng men được khai quật ở làng Tam Dao, quận Yanta, thành phố Tây An năm 1992. Hiện vật có chiều cao 136cm, chân đế dài 40cm, rộng 38cm.

Đây là một vọng lâu 3 tầng có giá đỡ, bốn góc mái nhọn, mỗi tầng đều bố trí cửa sổ và cửa ra vào. Mỗi chi tiết đều thể hiện kỹ thuật tinh xảo của người Trung Hoa xưa.

⭐️ Bức tranh “Chèo thuyền trên sông Vọng Xuyên” (闫甘园《辋川荡舟图》轴)

“Chèo thuyền trên sông Vọng Xuyên” được Yan Ganyuan sáng tác năm thứ 24 Trung Hoa Dân Quốc (1935). Bức tranh dài 93cm, rộng 3,5cm. Từng nét vẽ như múa lượn trên giấy nhẹ nhàng, thanh thoát tạo thành tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian.

⭐️ Kỳ Lân Ngọc (玉麒麟)

Kỳ Lân Ngọc khai quật vào năm 1972, cao 4,8cm, dài 4cm, rộng 1,5cm. Đây là vật phẩm mang tính biểu tượng của nhà Nguyên.

Nhà bảo tàng Tây An

Với dấu ấn lịch sử hàng nghìn năm, Nhà bảo tàng Tây An thực sự là điểm đến hấp dẫn mọi người. Tin chắc khi tới đây, bạn sẽ càng hiểu thêm về về văn hóa, kiến trúc của người Trung Hoa cổ. Du khách muốn tìm hiểu sâu hơn về địa điểm này, đừng quên book ngay tour Tây An hoặc tham khảo tour du lịch Trung Quốc của Kim Lien Travel.

CÔNG TY DU LỊCH KIM LIÊN TRAVEL
> Phone: 0903.230.230
> Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Udic Riverside 1, 122 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
> Email: booking@kimlientravel.com.vn
> Website: https://kimlientravel.com.vn

Xem thêm
Các bài viết liên quan
Hotline: 0903 230 230
0903 230 230
Contact Me on Zalo